Vòng quanh thế giới theo máy định vị vệ tinh GLONASS

Cập nhật: 18/08/2017 04:48 - Lượt xem: 1385

Khi đi thám hiểm, nên sử dụng hệ thống định vị toàn cầu nào thì tốt hơn: GPS hoặc GLONASS? Chắc chắn, đây là sự tiến thoái lưỡng nan mà nhiều du khách phải đối mặt. Tốt hơn hết là không đoán mò, mà hãy thử thẩm định hệ thống định vị toàn cầu của Nga trên thực tế. Đội thuyền  buồm “Delta” của Nga sẽ làm như vậy khi lên đường du lịch vòng quanh thế giới.
Đọc tiếp: https://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2011/06/07/51395457.html


Khi đi thám hiểm, nên sử dụng hệ thống định vị toàn cầu nào thì tốt hơn: GPS hoặc GLONASS?

Khi đi thám hiểm, nên mua máy định vị toàn cầu nào thì tốt hơn: GPS hoặc GLONASS? Chắc chắn, đây là sự tiến thoái lưỡng nan mà nhiều du khách phải đối mặt. Tốt hơn hết là không đoán mò, mà hãy thử thẩm định hệ thống định vị toàn cầu của Nga trên thực tế. Đội thuyền  buồm “Delta” của Nga sẽ làm như vậy khi lên đường du lịch vòng quanh thế giới.

Trong ba năm liền, các du khách Matxcơva sẽ lướt sóng trên đại dương, vượt qua 30.000 hải lý, ghé vào hải cảng của 27 quốc gia. Hệ thống vệ tinh GLONASS sẽ hỗ trợ các vận động viên Nga xác định phương hướng trong cuộc hành trình này.

Chuyến chu du vòng quanh thế giới, ghé thăm các cảng châu Âu, Ấn Độ, Úc, Caribbe và châu Đại Dương có tên gọi rất hấp dẫn là  "Đến với các báu vật quốc gia  thông qua đại dương rộng lớn " và là một phần của chương trình du thuyền UNESCO. Mục tiêu chính của nó là phổ cập du thuyền nhằm khám phá những di sản văn hóa của nhân loại. Các thành viên đoàn thám hiểm sẽ làm quen với 70 di tích văn hóa lịch sử được ghi vào Danh mục Di sản văn hóa của UNESCO.

Chuyến đi vòng quanh thế giới bắt đầu ngày vào 12 tháng Sáu để kỉ niệm Ngày quốc khánh Nga và 50 năm chuyến bay vũ trụ đầu tiên của Yuri Gagarin. Du thuyền "Delta" rất hiện đại, được chế tạo bằng vật liệu vũ trụ composite tại nhà máy "Almaz" (St Petersburg), theo thiết kế của nhà máy đóng tàu thử nghiệm Leningrad. Tàu được trang bị chủ yếu bằng các thiết bị Nga. Mặc dù có kích thước khiêm tốn, chỉ dài 10m và  rộng 3m, du thuyền có thể chứa được thủy thủ đoàn gồm 4 người. Thuyền trưởng Andrei Nevzorovcho biết: chuyến đi trên du thuyền không chỉ thoải mái mà còn đảm bảo an toàn. Tàu sẽ sử dụng buồm, và nếu gió lặng thì sẽ bật động cơ điện:

“Điện lực trên du thuyền là nguồn dự trữ giống như đồ hộp, hạt ngũ cốc hoặc rượu. Nguồn dự trữ này có thể cạn, vì vậy cần phải để ý theo dõi. Đương nhiên, có thể nạp điện từ các nguồn trên đất liền tại một cảng nào đó, còn lại là pin mặt trời, máy phát điện sức gió, và trong trường hợp khẩn cấp thì sử dụng máy phát điện diesel.”

Các vận động viên du thuyền “Delta” có nhiệm vụ kiểm định hoạt động của hệ thống GLONASS mới nhất. "Độ chính xác của thiết bị dẫn đường phải rất cao, lên tới 1 mét. Tất cả phụ thuộc vào số lượng tín hiệu đồng thời nhận được từ vệ tinh. Chẳng hạn, trong đêm tối, thuyền gần như cập bến "mò", thuyền trưởng chỉ nhìn vào màn hình. Với sự hỗ trợ của một máy định vị GPS, làm điều đó là rất khó khăn, chúng tôi có thể nói thẳng là không thể thực hiện được. Hơn nữa, sẽ có điều kiện để so sánh các hệ thống định vị của Nga và Mỹ. Ông Alexei Vlasov, đại diện công ty của Nga, nhà phân phối của hệ thống định vị vệ tinh GLONASS cho biết:

“Đây là một sự kiện nghiêm túc, khi có cơ hội để kiểm nghiệm hoạt động của GLONASS và GPS với nhau, hoặc hoạt động của hệ thống GLONASS một cách độc lập. Mà không chỉ kiểm nghiệm ở nước ta, ở ngoại ô Matxcơva hay St Petrburg, mà là trên toàn thế giới. Và điều đó ít nhất cũng để xua tan sự hoài nghi chủ yếu ở phương Tây hiện nay về khả năng sử dụng của GLONASS. Du thuyền chủ yếu sẽ đi ở nước ngoài và sẽ cập bến nhiều hải cảng. Thông tin này sẽ thúc đẩy sự hiểu biết hơn về những gì mà GLONASS và GPS có thể kết với nhau để hoạt động dễ dàng hơn, so với chỉ sử dụng hệ thống GPS một cách riêng biệt.”
Đọc tiếp: https://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2011/06/07/51395457.html

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại

Tin mới nhất

Anatoly Perminov: GLONASS phục vụ mục đích bảo đảm an ninh

Anatoly Perminov: GLONASS phục vụ mục đích bảo đảm an ninh

Anatoly Perminov: GLONASS phục vụ mục đích bảo đảm an ninh 

  • Ứng dụng GPS không cần kết nối Internet tốt nhất cho AndroidỨng dụng GPS không cần kết nối Internet tốt nhất cho Android
    Có rất nhiều ứng dụng điều hướng và GPS cho Android trên Play Store, nhưng không phải tất cả các bản đồ đều có thể sử dụng mà không cần kết nối Internet. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 4 ứng dụng GPS sử dụng ngoại tuyến tốt nhất dành cho Android.
  • Thiết bị sử dụng WiFi để xác định vị trí thực của bạn như thế nào?Thiết bị sử dụng WiFi để xác định vị trí thực của bạn như thế nào?
    Bạn có biết rằng máy tính xách tay và các thiết bị di động khác ngay cả khi không sở hữu phần cứng GPS nhưng vẫn có thể xác định tương đối chính xác vị trí thực của bạn chỉ với kết nối WiFi không? Dưới đây là cách hoạt động của tính năng thường bị bỏ qua trong “Location Services” hiện đại này.
  • GPS giúp phát hiện động đất nhanh chóngGPS giúp phát hiện động đất nhanh chóng
    Các nhà nghiên cứu ở California vừa phát triển một hệ thống có khả năng xác định nhanh cỡ của một trận động đất và quy mô tác động của nó trong một vùng đứt gãy, kể cả khả năng nó gây ra một đợt sóng thần nguy hại. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng hệ thống trên – được xây dựng trên các phép đo GPS – để lập mô phỏng chính xác hai trận động đất lịch sử ở Nhật Bản và miền bắc Mexico.
  • Chip mới cho phép kiểm tra GPS trong thời gian dưới 1 giâyChip mới cho phép kiểm tra GPS trong thời gian dưới 1 giây
    Chip sử dụng 2 dịch vụ định hướng vệ tinh và sẽ hoạt động được cả cả ở những môi trường trong nhà. Tháng 2/2007, nhà sản xuất sẽ giới thiệu chip tại sự kiện 3GSM.
  • ​’Nóng’ vấn đề dùng dữ liệu định vị làm bằng chứng phá án ở Đan Mạch​’Nóng’ vấn đề dùng dữ liệu định vị làm bằng chứng phá án ở Đan Mạch
    Theo truyền thông Đan Mạch, có khoảng 10.700 vụ án từ năm 2012 cho đến nay đang được thẩm tra lại sau khi xuất hiện những nghi ngờ tính xác thực của bằng chứng nói trên.
  • Trạm cấp cứu vệ tinh đầu tiên có định vị GPS ở Việt NamTrạm cấp cứu vệ tinh đầu tiên có định vị GPS ở Việt Nam

    Ngày 7/6, Trạm cấp cứu vệ tinh tại bệnh viện quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh đã đi vào hoạt động. Đây là trạm vệ tinh thứ 4 của Trung tâm cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh đặt tại các cửa ngõ thành phố để phục vụ tốt nhiệm vụ cấp cứu, bảo vệ tính mạng cho người bệnh.

ssdf
vb
gh