Thông tư 03: Đo nối, xác định mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia

Cập nhật: 20/01/2021 09:20 - Lượt xem: 754

Ngày 29/05/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia.

Theo đó, Thông tư 03/2020/TT-BTNMT quy định cụ thể về đo nối, xác định mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia. Chi tiết như sau:

Đo nối, xác định tọa độ VN-2000 cho mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia

  • Sử dụng các điểm tọa độ quốc gia cấp 0 có trong khu vực để làm điểm khởi tính cho mạng lưới đo nối; trường hợp mở rộng, chêm dày trạm định vị vệ tinh quốc gia được phép sử dụng các trạm định vị vệ tinh đã có trong khu vực để làm điểm khởi tính cho mạng lưới đo nối. Các điểm khởi tính phải được bố trí đều trong mạng lưới đo nối; số lượng điểm khởi tính căn cứ số lượng trạm định vị vệ tinh quốc gia cần đo nối nhưng không được ít hơn 05 điểm.

  • Các máy thu GNSS đặt tại điểm tọa độ quốc gia cấp 0 phải là các máy thu đa tần, tối thiểu phải thu được các tín hiệu L1/L2 từ các hệ thống GPS và GLONASS; thời gian quan trắc đồng thời liên tục không ít hơn 24 giờ, bắt đầu từ 7h00’ (giờ Việt Nam); giãn cách thu tín hiệu là 15 giây; sử dụng phương pháp đo tĩnh với góc ngưỡng thu là 10o. Các máy thu đặt tại các trạm định vị vệ tinh quốc gia được thiết lập cài đặt thu tín hiệu liên tục 24 giờ từ tất cả các vệ tinh có thể quan sát được với giãn cách thu tín hiệu 1 giây; góc ngưỡng đặt trong máy thu là 0 độ.

  • Việc xử lý tính toán được thực hiện bởi các phần mềm xử lý GNSS thông dụng; trong quá trình tính toán xử lý các cạnh (baselines) phải sử dụng lịch vệ tinh chính xác (Final Orbit) để tính toán. Sai số vị trí điểm sau tính toán bình sai không được lớn hơn 2cm. 

Đo nối, xác định độ cao trạm định vị vệ tinh quốc gia

  • Thiết kế các tuyến độ cao độc lập để xác định độ cao cho các điểm trong mạng lưới trạm định vị quốc gia. Thiết kế dạng tuyến đơn, mỗi tuyến phải sử dụng ít nhất 02 điểm thuộc mạng lưới độ cao quốc gia hạng cao có trong khu vực để làm điểm khởi tính. Việc thiết kế, đo nối, tính toán xác định độ cao theo quy định tại Quyết định số 11/2008/QĐ-BTNMT.

  • Đối với các điểm thuộc trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục: việc thiết kế, đo nối, tính toán được thực hiện theo quy trình đo độ cao hạng II. Các điểm độ cao quốc gia làm điểm khởi tính là các điểm độ cao hạng I, hạng II. Sai số khép giữa đo đi - đo về và giữa 2 điểm hạng cao không được vượt quá ±4√L đối với vùng đồng bằng và ±5√L đối với vùng núi (L là chiều dài tuyến đo tính bằng km).

  • Đối với các điểm thuộc trạm tham chiếu hoạt động liên tục: việc thiết kế, đo nối, tính toán được thực hiện theo quy trình đo độ cao hạng III. Các điểm độ cao quốc gia làm điểm khởi tính là các điểm độ cao hạng I, hạng II, hạng III. Sai số khép giữa đo đi - đo về và giữa 2 điểm hạng cao không được vượt quá ±10√L đối với vùng đồng bằng và ±12√L đối với vùng núi (L là chiều dài tuyến đo tính bằng km).

  • Đo nối, xác định độ cao của trạm định vị vệ tinh quốc gia phải được thực hiện vào một dấu mốc gắn nổi trên mặt đế mốc và một dấu mốc chôn chìm dưới mặt đất. Chênh cao thẳng đứng giữa dấu mốc độ cao và điểm tham chiếu ăng-ten (ARP) được xác định bằng thước thép chuyên dụng hoặc các phương tiện đo có độ chính xác tương đương và được ghi riêng, tách khỏi sổ đo thủy chuẩn.

Đo nối, xác định giá trị trọng lực trạm định vị vệ tinh quốc gia

  • Trên cơ sở các điểm trọng lực cơ sở, trọng lực hạng I có trong khu đo, thiết kế tuyến đo nối trọng lực vào các trạm định vị vệ tinh quốc gia với độ chính xác của trọng lực hạng II theo phương pháp đo trọng lực tương đối. Mỗi tuyến phải sử dụng ít nhất 02 điểm thuộc mạng lưới trọng lực quốc gia hạng cao có trong khu vực để làm điểm khởi tính.

  • Vị trí xác định giá trị trọng lực tại trạm định vị vệ tinh quốc gia là dấu mốc độ cao gắn nổi trên trụ mốc. Sai số trung phương gia tốc lực trọng trường sau bình sai không được lớn hơn 0,05mGal.

  • Sử dụng các phương tiện đo trọng lực có độ chính xác tối thiểu 0,03 mGal để xác định giá trị trọng lực cho mạng lưới trạm định vị vệ tinhquốc gia.

    Để được tư vấn kỹ hơn quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi:

    CÔNG TY TNHH TÍN ĐỨC

    Nhà nhập khẩu & phân phối hàng đầu sản phẩm chính hãng tại Việt nam
    Địa chỉ: số 2 ngõ 36 Nguyên Hồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
    Điện thoại: (84-024) 37735884 – Fax: (84-024) 37735891
    Website: www.tinduc.vn– Email: tdcmail@hn.vnn.vn

Tin mới nhất

ĐỊNH VỊ I-STATION N7TU: “NGHỆ THUẬT DẪN ĐƯỜNG” MỚI

ĐỊNH VỊ I-STATION N7TU: “NGHỆ THUẬT DẪN ĐƯỜNG” MỚI

ĐỊNH VỊ I-STATION N7TU: “NGHỆ THUẬT DẪN ĐƯỜNG” MỚI

  • Nên sử dụng máy định vị cầm tay đúng cáchNên sử dụng máy định vị cầm tay đúng cách
    Sử dụng máy định vị GPS đúng cách vừa giúp cho hiệu quả công việc tăng cao, giảm thiểu sai số, đảm bảo độ bền cho máy...
  • Thiết bị định vị GPS cho ô tô, xe máy, xe điệnThiết bị định vị GPS cho ô tô, xe máy, xe điện
    Thiết bị định vị là loại thiết bị có gắn chip GPS - viết tắt của Global Positioning System: Hệ thống định vị toàn cầu. Chíp này dùng để truyền và nhận tín hiệu từ các vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh trái đất. Dựa vào khoảng cách từ thiết bị định vị vệ tinh để có thể xác định được vị trí của thiết bị đó ở đâu trên trái đất.
  • Thêm 11 vệ tinh hệ GLONASS sẽ có mặt lên quĩ đạoThêm 11 vệ tinh hệ GLONASS sẽ có mặt lên quĩ đạo
    Trong vòng ba năm gần đây Nga sẽ phóng thêm 11 vệ tinh vũ trụ bổ sung vào Hệ thống định vị toàn cầu GLONASS. Ông Victor Kosenko, Phó Tổng kiến trúc sư và Tổng Giám đốc Công ty “Hệ thống thông tin vệ tinh Reshetnyev” đã cho đài "Tiếng Nói nước Nga" biết thông tin chi tiết.
    Đọc tiếp: https://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2009/05/24/1184141.html
  • Hacker có thể tắt động cơ ô tô bằng cách đột nhập vào ứng dụng theo dõi GPSHacker có thể tắt động cơ ô tô bằng cách đột nhập vào ứng dụng theo dõi GPS
    Baoquocte.vn. Một hacker đã đột nhập thành công vào hàng ngàn tài khoản của 2 ứng dụng theo dõi GPS dùng cho xe hơi, từ đó hắn có thể giám sát vị trí của hàng chục nghìn phương tiện và thậm chí có thể tắt động cơ của những chiếc xe đó bất cứ lúc nào mà hắn ta muốn.
  • Các phi hành gia có dùng GPS để định vị?Các phi hành gia có dùng GPS để định vị?
    Theo các nhà nghiên cứu, những máy thu nhỏ gắn trên các tàu vũ trụ gần Mặt Trăng hoàn toàn có thể đọc được tín hiệu vệ tinh quỹ đạo Trái Đất.
  • Nokia giới thiệu module GPS mớiNokia giới thiệu module GPS mới
    Ngày 10/2/2006, Nokia giới thiệu module định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) LD-3W cho một số loại điện thoại di động (ĐTDĐ) hạng trung (mid-range handset) của mình (những ĐTDĐ này có thể chỉ ra vị trí của người dùng trong phạm vi 5m) cho phép sử dụng các dịch vụ định hướng.
ssdf
vb
gh